Thủ thuật

Cài Win bằng WinNTSetup chuẩn UEFI cực sạch sẽ và mượt mà 2022

Bài viết trước (Cách tạo usb boot đa năng 2021 [UEFI-LEGACY]) mình đã hướng dẫn các bạn cách tạo usb cứu hộ đa năng. Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài win bằng winntsetup chuẩn UEFI-GPT mới nhất và sạch sẽ nhất.

Lợi ích của việc cài win bằng WinNTSetup

WinNTSetup là một công cụ hỗ trợ cài lại windows một cách chuẩn và sạch sẽ nhất. Phần mềm này giúp người dùng có thể tự chọn phân vùng một cách nâng cao để cài lại win. Nếu bạn cài win 10 uefi bằng winntsetup, bạn có thể tự thiết lập dung lượng phân vùng EFI (phân vùng khởi động của windows).

Nếu cài theo cách thông thường (cài thông qua usb boot, mount file iso rồi chạy file setup,..) bạn chỉ có thể chọn phân vùng để cài hệ điều hành theo cách thông thường. Khi đó hệ thống sẽ tự tạo phân vùng khởi động và các phân vùng khác. Cụ thể là nếu bạn đang cài win chuẩn UEFI, thì ngoài phân vùng EFI, hệ thống sẽ tạo thêm các phân vùng phụ khác.

Trên thực tế bạn chỉ cần phân vùng EFI và phân vùng chứa toàn bộ hệ điều hành là đủ mà không cần thêm các phân vùng phụ khác (Recovery, Oder,…). Việc hệ thống tự tạo thêm các phân vùng phụ sẽ chiếm thêm một phần dung lượng ổ cứng của bạn.

Hơn thể nữa, đối với một số bộ cài đã được tinh chỉnh lại, bạn không thể mount bộ cài rồi khởi chạy file setup để cài được. WinNTSetup sẽ giải quyết vấn đề của bạn.

Cách sử dụng WinNTSetup để cài win chuẩn UEFI

Để cài win chuẩn UEFI, máy của bạn phải được hỗ trợ chuẩn này và bios phải bật UEFI. Tải bộ cài win bất kì mà bạn muốn rồi lưu trong ổ cứng:

Bước 1: Xoá phân vùng Windows cũ và tạo phân vùng khởi động EFI.

Trước tiên mở phần mềm Mini Tool Partition Wizard lên.

Tải về tại đây Mini Tool Partition Wizard

Cài win bằng WinNTSetup chuẩn UEFI cực sạch sẻ và mượt mà 2021

Ngoài việc xoá phân vùng chứa win (ổ C), thì bạn phải xoá các phân vùng có dung lượng đơn vị MB như hình sau đây:

Chuột phải vào từng phân vùng (lần lượt từng phân vùng Recovery, FAT32, Other, C) rồi chọn Delete.

Sau khi đã xoá hết các phân vùng trên thì chỉ hiện phân vùng Unallocated, chọn Apply để xác nhận.

Kiểm tra ổ cứng của bạn đã được định dạng GPT chưa (dưới chữ Disk), nếu chưa (đang ở MBR) thì cần phải convert sang chuẩn GPT mới cài win 10 chuẩn UEFI được. Nếu bạn đang ở chuẩn MBR thì chuột phải vào ổ cứng và chọn Convert MBR to GPT Disk  rồi apply:

Do ổ cứng mình đang ở chuẩn GPT nên là dòng Convert GPT to MBR Disk. Nếu bạn đang ở chuẩn GPT giống mình thì bỏ qua bước convert này.

Sau khi đảm bảo ổ cứng đã ở định dạng GPT thì đến bước tạo phân vùng khởi động EFI tiếp theo.

Chuột phải vào phân vùng Unallocated rồi chọn Create, sau đó thiết lập như sau:

  • File system: định dạng FAT32.
  • Tại dòng Partition Size, ấn vào mũi tên sau chữ GB rồi chọn lại MB, sau đó nhập vào 101. Đây là dung lượng của phân vùng EFI. Sau đó OK.

Sau khi phân vùng FAT32 được tạo bạn phải thiết lập nó làm phân vùng khởi động. Chuột phải vào phân vùng FAT32, chọn Change Partiton Type ID:

Ấn vào nút mũi tên ở vị trí 1 rồi chọn dòng 2 có chữ EFI System Partition rồi chọn Yes:

Sau đó chuột phải vào phân vùng Unallocated còn lại chọn Create để tạo phân vùng chính chứa hệ điều hành.

Giữ nguyên mặc định rồi chọn OK:

Bạn nên ghi nhớ dung lượng của phân vùng này để lát sau chọn cho đúng.

Cuối cùng chọn Apply để lưu toàn bộ thiết lập. Quá trình xoá và tạo phân vùng hoàn tất.

Bước 2: Cài win 10 UEFI bằng winnt setup.

Mở phần mềm WinNTSetup lên, bạn sẽ thấy 3 ô Search, trước hết chọn ô Search đầu tiên để chọn bộ cài windows:

Chọn đúng file iso cần cài rồi chọn open (ngoài file có đuôi iso bạn vẫn có thể cài từ file có đuôi .wim, .esd):

Tiếp đó chọn ô Search ở dòng 2 (dòng select location of the Boot drive) để chọn phân vùng khởi động EFI. Chọn đúng phân vùng FAT32 có dung lượng gần 100 MB vừa tạo khi nãy rồi chọn Select Folder:

Sau đó chọn ô Search ở dòng thứ 3 (Select location of the installation drive) để chọn phân vùng chứa win. Chọn đúng phân vùng khi nãy tạo vừa tạo thông qua dung lượng rồi chọn Select Folder:

Tại mục option là chọn phiên bản có trên bộ cài của bạn. Chọn đúng phiên bản bạn muốn cài.

Tíc vào ô “drive letter preassignment” để gán cho phân vùng chứa win là ổ C sau đó chọn Setup:

Màn hình sẽ xuất hiện một hộp thoại, bạn chọn OK:

Quá trình cài đặt sẽ diễn ra, khi hoàn tất nó sẽ xuất hiện một thông báo yêu cầu khởi động lại, bạn chọn Reboot:

Máy tính sẽ khởi động lên.

Sau khi hoàn tất các thiết lập là bạn đã có thể sử dụng. Nếu chưa biết cách thiết lập, tham khảo mục Thiết lập Windows 10 trước khi sử dụng.

Kết luận

Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn cách cài Win bằng WinNTSetup chuẩn UEFI cực sạch sẽ và mượt mà 2022. Chúc các bạn thành công!

Back to top button