Windows 11

Cách cài win 11 cho máy không hỗ trợ

Cách cài win 11 cho máy không hỗ trợ – Như vậy là sau bao ngày chờ đợi và mong mỏi, ngày 5/10 Microsoft đã phát hành phiên bản chính thức của Windows 11. Tuy nhiên đối với một số máy khi check thì được báo là không hỗ trợ windows 11. Nếu bạn download file iso win 11 và cài từ file setup hoặc tạo usb boot từ file iso đó thì bắt buộc bạn phải bật TPM thì mới cài được. Nhưng đối với các máy đời cũ thì không có chức năng TPM này để bật được.

Tuy nhiên vẫn có giải pháp cho bạn cài win 11 chính thức từ microsoft mặc dù khi check bạn nhận được thông báo không hỗ trợ hoặc máy bạn không có TPM. Cùng theo dỗi bài viết hôm nay nhé.

Cách cài win 11 cho máy không hỗ trợ
Cách cài win 11 cho máy không hỗ trợ

Cách 1: cài win 11 cho máy không hỗ trợ bằng winntsetup

Về cơ bản, bạn sẽ vào bộ cứu hộ và cài win 11 thông qua phần mềm WinNTSetup. Với cách này, bạn vẫn vô tư cài win 11 một cách chuẩn và sạch sẽ nhất mặc dù máy không được hỗ trợ hay không có TPM.

Bước 1: Tạo usb boot cứu hộ

Nếu bạn đã có sẵn usb cứu hộ thì bỏ qua bước này.

Hình ảnh giao diện của bộ cứu hộ NHV BOOT cực đẹp và đa chức năng

Trường hợp 1: Nếu bạn có usb

Bạn có thể tạo bất kì bộ boot cứu hộ nào mà có các phần mềm chuyên dụng như MniTool Partition, WinNTSetup,.. như anhdv boot, NHV boot,..

Tham khảo bài viết sau để biết cách tạo usb cứu hộ đa năng.

Trường hợp 2: Nếu bạn không có usb

Trong trường hợp bạn không có usb, bạn vẫn có thể cài bộ cứu hộ trực tiếp trên ổ cứng của bạn thông qua phiên bản NHV boot trên ổ cứng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật cách tạo boot cứu hộ trên ổ cứng.

Bước 2: Tải file iso windows 11 về máy

Bạn có thể lên trang chủ microsoft để tải trực tiếp file iso mới nhất về để cài đặt.

Sau khi đã có usb boot cứu hộ hoặc đã cài boot cứu hộ trên ổ cứng, bạn download file iso Windows 11 về máy và lưu nó trên bất kì phân vùng ổ cứng nào ngoại trừ ổ C chứa win. Vì quá trình cài sẽ xoá toàn bộ dữ liệu trên ổ C chứa win. Tiện thể, bạn cũng nên sao lưu các dữ liệu quan trọng có trên ổ C sang ổ đĩa khác.

Trường hợp máy bạn chỉ có duy nhất 1 phân vùng ổ cứng (chỉ có duy nhất ổ C), bạn nên cắt một phần ổ C để tạo thêm phân vùng khác (cắt ổ C ra để có được ổ D,E,..). Bạn tham khảo bài viết này sẽ rất chi tiết về vấn đề này.

Bước 3: Cài win 11 cho máy không có TPM / không được hỗ trợ thông qua WinNTSetup

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ bên trên, bạn đã có thể tiến hành cài đặt windows 11. Với cách này hoàn toàn sạch sẽ và chuẩn nhất. Nếu bạn có ý định cài win 11 bằng cách update thì bạn nên cài thông qua cách này. Bạn truy cập vào boot cứu hộ vừa tạo khi nãy (bằng usb hoặc cài từ ổ cứng) rồi làm theo bài viết dưới đây.

Bài viết sau sẽ giúp bạn cài win 11 thông qua winntsetup.

Cách 2: Nâng cấp lên windows 11 cho máy không có TPM, không được hỗ trợ bằng WinToHDD

Với cách này bạn dễ dàng nâng cấp lên từ win 10 lên windows 11 mà không cần thông qua các bước cài đặt loằng ngoằng. Nhưng cách này rủi ro xuất hiện lỗi trong quá trình cài đặt vẫn xảy ra thường xuyên. Bất kì thứ gì vẫn có 2 mặt cả, bạn cần cân nhắc khi cài bằng cách này.

Nếu không may quá trình nâng cấp lên windows 11 gặp lỗi thì bắt buộc bạn phải có usb boot cứu hộ để cứu. Nếu bạn đã có sẵn usb thì mình khuyên bạn nên tạo một chiếc usb boot cứu hộ rồi cài win 11 thông qua winntsetup như trên cách 1.

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài win 11 cho máy không hỗ trợ (không có TPM) bằng WinToHDD.

Kết luận

Như vậy mình đã hướng dẫn cho bạn cách cài win 11 khi máy không được hỗ trợ hoặc máy không có TPM.  Chúc các bạn thành công.

One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button